1. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại
2. Phong cách thiết kế nội thất đương đại
3. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
4. Phong cách thiết kế nội thất tối giản
5. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
6. Phong cách thiết kế nội thất Retro Vintage
7. Phong cách thiết kế nội thất Art Deco
8. Phong cách thiết kế nội thất đồng quê
9. Phong cách thiết kế nội thất georgian
10. Phong cách thiết kế nội thất Victorian
11. Phong cách thiết kế nội thất Urban
12. Phong cách thiết kế nội thất Á Đông
1. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Thiết kế nội thất phong cách hiện đại được nhắc đến khá nhiều hiện nay, thế nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ thế nào là thiết kế nội thất hiện đại chưa?
Thiết kế nội thẩt theo phong cách hiện đại được bắt nguồn từ một nhóm các nhà thiết kế châu Âu, mà cụ thể là từ trường thiết kế Bauhaus ở Đức năm 1919. Triết lý của phong cách thiết kế này chính là sự kết hợp hài hòa giữa hình dáng và chức năng trong tất cả các mẫu thiết kế.
Đặc điểm chính trong thiết kế hiện đại đó chính là đường nét đẹp, cân đối và phải phục vụ công năng sử dụng một cách triệt để. Thiết kế hiện đại từ chối các phụ kiện, yếu tố trang trí rườm rà không cần thiết, vì thế nên có nhiều người sẽ cảm thấy phong cách thiết kế náy quá đơn giản, thô và có phần lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách sắp xếp và tạo nên bố cục hợp lý thì phong cách thiết kế này lại thể hiện rõ ưu thế của mình, tạo nên một không gian thanh bình, gọn gàng nhưng tiện nghi.
Ưu điểm của phong cách thiết kế nội thất hiện đại nằm ở chỗ tận dụng tối đa không gian dựa trên các nghiên cứu nhân trắc học, vì thế tạo nên cảm giác căn phòng lớn hơn diện tích thật của nó. Vì lẽ đó nên phong cách nội thất hiện đại được áp dụng nhiều hiện nay, đặc biệt là cho những căn hộ có diện tích nhỏ hay nhà chung cư hay thiết kế văn phòng làm việc
Thiết kế nội thất hiện đại có kết cấu bố cục tiết giản, bỏ qua những yếu tố trang trí không cần thiết nhưng lại đột phá với những cấu trúc không gian hình học táo bạo, chất liệu sáng bóng và hài hòa với những sắc màu trung tính như trắng, xám.
Xem đầy đủ thông tin về phong cách hiện đại tại bài viết "Phong cách thiết kế nội thất hiện đại là gì"
2. Phong cách thiết kế nội thất đương đại - Contemporary
Trên thực tế, phong cách thiết kế nội thất đường đại và thiết kế nội thất hiện đại có xu hướng được sử dụng cùng nhau hoặc thay thế cho nhau. Tuy nhiên, về bản chất thì hai phong cách thiết kế này lại có sự khác biệt.
Nếu như nội thất hiện đại dựa trên cấu trúc không gian hình học và những đường nét cân đối để làm yếu tố tiên quyết thì nội thất đương đại lại đặc trưng cho phong cách thiết kế ngay tại thời điểm hiện tại. Có nghĩa là nội thất đương đại thể hiện mốt hay xu hướng nội thất hiện tại. Và có thể thấy thiết kế nội thất hiện đại hiện nay đang là một phần trong xu hướng thiết kế nội thất nên nó dễ bị nhầm sang phong cách đương đại.
Thiết kế nội thất đương đại không vì thế mà trở nên lộn xộn hay mang màu sắc u ám. Trái lại nó đem lại một không gian sống vô cùng thoải mái và dễ chịu cho chủ nhân. Vì vậy mà phong cách thiết kế đương đại được nhiều người lựa chọn cho không gian sống yên bình của mình.
Vậy làm sao để nhận diện phong cách đương đại? Đường thẳng chính là tính năng nhận diện chính của phong cách đương đại. Đường thẳng là một trong những nguyên tắc cấu trúc trong thiết kế, trong cách nhìn, cách tổ chức không gian và bố trí giao thông (như lối đi).
Nhận biết các đường thằng này thông qua các khối đậm màu, trần nhà hay các đồ nội thất có cạnh vuông trong nhà. Đó cũng có thể là sàn gỗ dài, cửa sổ trần hay các hình khối hình học. Chính những đường thẳng này đã khiến cho không gian trở nên độc đáo và mỗi đồ vật đều trở nên nổi bật.
Khi lựa chọn đồ nội thất cho phong cách đương đại, sự mịn màng, sạch sẽ và hình dạng hình học là những yếu tố hết sức được chú trọng. Những màu sắc thường được sử dụng cho nội thất là màu đen, trắng hay một gam màu trung tính nào đó. Những đồ vật này khá đơn giản và gọn gàng, rất hạn chế các đường cong. Các đồ nội thất thiết yếu trong phòng như ghế sofa gia đình, ghế dài thường áp sát tương và không có họa tiết.
3. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển có liên quan đến những lý tưởng thời Hy Lap và đế quốc La Mã. Triết lý của phong cách này dựa trên trình tự, sự đối xứng và cân bằng. Đặc trưng của phong cách này đó chính là sử dụng một tiêu điểm và bố trí các vật xung quanh theo tiêu điểm đó. Với mỗi bên căn phòng được nhân đôi ở hai bên và ở giữa là một điểm trung tâm.
Màu sắc được sử dụng cho nội thất cổ điển thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, các màu thường được sử dụng là: vàng, xanh lá cây, xanh da trời, nâu hay một số màu dịu nhẹ như nâu đỏ, xám, hồng. Người ta cũng thường sử dụng màu trắng trong nội thất cổ điển, tuy nhiên thường sử dụng màu trắng mờ để khiến cho nội thất trở nên xác thực hơn.
Chất liệu thường được dùng trong các thiết kế nội thất cổ điển chẳng hạn như sofa là vải có hoa văn. Các loại vải được sử dụng là vải cotton, vải bạt và vải nhung. Sàn thường dùng gỗ tự nhiên hoặc đá cẩm thạch. Việc sử dụng các chất liệu như vậy sẽ góp phần tạo nên hiệu ứng rất tốt cùng với bảng màu đã chọn.
Cột trụ cũng là một trong những tính năng quan trọng của thiết kế cổ điển, điển hình là trên rèm cửa hay trên tường, cột trụ thường có sọc tone xuyệt tone.
Xem đầy đủ thông tin về phong cách thiết kế nội thất cổ điển tại bài viết "Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là gì"
4. Phong cách thiết kế nội thất tối giản
Phong cách thiết kế nội thất tối giản trở nên thịnh hành từ cuối những năm 1980 tại London và NewYork. Phong cách này được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ những thiết kế truyền thống của Nhật Bản và các khái niệm về triết lý Thiền.
Màu sắc được sử dụng chính trong các thiết kế này là màu trắng. Sử dụng ánh sáng màu trắng hoặc màu lạnh và tạo nên không gian rộng lớn với sự hạn chế các đồ nội thất.
Mục đích của phong cách tối giản đó chính là lột tả chân thật mọi thứ, phô diễn khả năng đạt được sự đơn giản thông minh. Nói cách khác là phong cách này tối giản hóa không gian sống, chú trọng cào chất lượng thiết yếu của không gian và truyền đạt thái độ sống đơn giản.
Nhưng không vì thế mà thiết kế này đơn điệu, không có các yếu tố trang trí. Tuy vẫn có các yếu tố trang trí nhưng hạn chế đến tối thiểu các họa tiết và các cấu trúc được lặp đi lặp lại.
5. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Kiến trúc nội thất tân cổ điển là một phong cách kiến trúc được tạo ra bởi phong trào tân cổ điển bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII. Đây là một phong cách chủ yếu bắt nguồn từ kiến trúc của Hy Lạp cổ điển và kiến trúc của kiến trúc sư người Ý là Andrea Palladio. Về hình thức, kiến trúc nội thất tân cổ điển nhấn mạnh vào vẻ đẹp của các bức tường chứ không phải là sự phối hợp màu sáng và tối và duy trì những bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó.
Thiết kế nội thất tân cổ điển không quá câu nệ theo một khuôn thước cứng nhắc như trong quá khứ mà thay vào đó là sự tối giản, hướng đến sự toàn vẹn của đồ đạc, không gian và ánh sáng trong căn phòng.
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển là sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, nơi mà các chi tiết cổ điển được mô phỏng theo một cách hiện đại. Các giá trị cũ được bảo tồn và bổ sung một số chi tiết mới tạo nên sự khác biệt về phong cách. Ví dụ có thể hoàn thiện đồ gỗ theo phong cách mới bằng cách sơn và vecni hay thay thế mạ vàng bạc bằng các chất liệu hiện đại như nỉ, lụa…
6. Phong cách thiết kế nội thất Retro Vintage
Phong cách thiết kế nội thất Retro Vintage mang tính chẩ hoài cổ nhưng vẫn giữ được phần hiện đại. Tại đây, người ta làm mới những thiết kế cũ để sử dụng cho hiện đại. Người ra sử dụng nhiều màu sắc hơn vào trong các thiết kế nội thất cũ, khiến cho chúng mang những màu sắc hiện đại và tươi vui, chấm dứt những sắc màu u ám thời xưa.
Điều đặc biệt của thiết kế nội thất Retro Vintage đó là bạn có thể mang cái tôi cá nhân vào trong thiết kế. Bạn có thể lựa chọn bất cứ đồ vật nào xưa cũ thuộc bất cứ thế hệ hay giai đoạn nào và làm mới lại chúng theo cách của riêng mình.
7. Phong cách thiết kế nội thất Art Deco
Phong cách thiết kế nội thất Art Deco được phát triển sau chiến trang thế giới thứ I, là trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung, tiêu biểu bởi tính thanh lịch, quyến rũ, công năng và hiện đại. Cảm hứng của phong cách thiết kế này chính là sự lạc quan, quyết tâm mở ra một kỷ nguyên mới sau khi kết thúc chiến tranh.
Các đồ nội thất trong phong cách thiết kế này được sắp xếp hợp lý, kiểu dáng đẹp, hiện đại và hợp thời trang nhưng vẫn giữ được sự thoải mái.
Các chất liệu được sử dụng trong thiết kế này có thể là: vật liệu công nghiệp được nhuộm màu, đồ vật gỗ, chất liệu bọc thường là nhung. Điều này khiến cho những cấu trúc thô cứng trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
Các đồ nội thất tương đối nhỏ gọn nên việc phối màu sắc cũng hạn chế. Chủ yếu vẫn là màu đen kết hợp với các màu sắc khác như xanh lá, đỏ hoặc trắng trong khi màu sắc nhấn mạnh là màu vàng. Ngoài ra, màu xanh nhạt hoặc màu xám cũng được sử dụng phổ biến.
Phong cách thiết kế nội thất Art Deco sử dụng nhiều loại đèn khác nhau như đèn trần, đèn sàn, đèn bàn và đèn tường. Ngoài ra có thể sử dụng những vật dụng trang trí có họa tiết của hươu, chim công, hoa hồng, hình dạng hình học.
8. Phong cách thiết kế nội thất đồng quê - Country
Phong cách thiết kế nội thất đồng quê gợi cho người ta nhờ về văn hòa của từng vùng miền, tại những thời điểm khác nhau và những phong cách truyền thống khác nhau. Mỗi loại phong cách đồng quê bạn lựa chọn sẽ phải có các tính năng đặc trưng cho nên văn hóa của vùng đó.
Miền quê nước Anh là sự thái, thoải mái kết hợp nhiều chất liệu vải kẻ đường sọc hay hoă văn cùng gỗ màu sáng tự nhiên. Thiết kế mở với những miếng gỗ lớn chiếm lĩnh một không gian. Tường được trang trí với các bức ảnh, đồ dùng đặc trưng.
Miền quê nước Pháp lại đặc trưng bởi màu xanh đậm và tím sáng, hoa oải hương, màu vàng, màu xanh. Màu sắc được mô tả theo các loại hoa và động vật. Họa tiết nội thất mạnh mẽ và nổi bật.
Phong cách nước Ý lại là ấm áp và mộc mạc. Sử dụng các màu sắc như đát son, đất nung, vàng, xanh lá cây. Sàn và lò sưởi làm bằnh đá tự nhiên. Sự mộc mạc thể hiện qua các bức tường mà miếng gỗ.
Làng quê nước Mỹ lại khá đơn giản. Đồ nội thất được nhuộm màu, sơn hoặc chưa hoàn thành. Có thể kết hợp thêm các đồ nội thất hiện đại.
9. Phong cách thiết kế nội thất Georgian - Cuối Phục Hưng
Phong cách thiết kế Georgian được sao chép từ Hy Lạp cổ đại và La Mã, mang một số nét của thiết kế Trung Quốc.
Phong cách thiết kế này đặc trưng bởi đồ nội thất tinh tế, chân dưới được chạm khắc công phu. Tường nhấp nhô, chạm khắc và xỏ lỗ, mạ vàng. Loại vải được sử dụng trong thiết kế này khá sang trong với màu sắc và kiểu dáng tinh tế. Có thể nói đây chính là đưa phong cách hoàng gia và trong nhà ở của bạn.
10. Phong cách thiết kế nội thất Victorian
Phong cách thiết kế Victorian có nguồn gốc từ thời nữ hoàng Victoria. Đặc trưng của phong cách này chính là sự sang trong và xa xỉ, đối lập hoàn toàn với phong cách tối giản. Các đồ nội thẩt được sử dụng trong phong cách này thường khác lộng lẫy, họa tiết cầu kì.
Màu sắc thường được sử dụng là các màu trung tính, phấn màu để làm giảm đi sự quá nổi bật của các gam màu tươi sáng cùng họa tiết cầu kì của tường phủ và chất liệu bọc.
11. Phong cách thiết kế nội thất Urban
Phong cách thiết kế nội thất Urban mang đến cho bạn sự phóng khoáng và sành điệu. Đặc trưng của phong cách này là sử dụng thiết kế phi truyền thống, sử dụng các đồ vật truyền thống đặt trong môi trường công nghiệp.
Các vật liệu thường được sử dụng trong phong cách này đó là thép mạ kẽm, sàn bê tông, ván gỗ kim loại. Nội thất tiếp xúc với xà nhà và bề mặt chưa hoàn thành để tạo ra cái nhìn rõ ràng, hiện đại, tự do và phóng túng.
Thiết kế Urban tạo cảm giác tinh tế, là giải pháp lý tưởng cho các không gian nhỏ.
12. Phong cách thiết kế nội thất Á Đông
Nội thất phong cách Á Đông bị ảnh hưởng nặng từ phong cách nội thất của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ phong cách khá đa dạng
Những thiết kế mang phong cách Á Đông thường giản đơn, gần gũi. Tình cảm cộng đồng, yêu thương gia đình, hay vẻ đẹp của thiên nhiên là niềm cảm hứng cho nhiều mẫu thiết kế như vậy
Trên từng đường nét và chi tiết của từng món đồ dễ nhận thấy nét mềm mại, đặc biệt ở những góc cạnh. Để khi chạm tay vào những chi tiết này sẽ cảm nhận được ngay vẻ thân thương và dễ chịu. Một chút hoa văn được lựa chọn để tạo điểm nhấn cho món đồ nội thất. Hoa văn thường lấy cảm hứng từ những ước mong về tài lộc, về bình an hay cuộc sống hạnh phúc.
Màu sắc và chất liệu thường được sử dụng một cách hài hòa và tinh tế nhất. Với phong cách Á Đông, chất liệu tự nhiên được ưu tiên sử dụng, đặc biệt là gỗ. Màu gỗ nâu trầm mộc mạc, những màu xanh tự nhiên, màu vàng hay đỏ xẫm rất hay được sử dụng. Những tông màu này vừa nhẹ nhàng, trầm lắng nhưng đầy ý vị và gần gũi.
Trên đây là những phong cách được áp dụng phổ biến trong thiết kế nội thất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn.