Với giá thành rẻ, mẫu mã đẹp và đa dạng , loại chất liệu gỗ công nghiệp này đã dần chiếm lĩnh được thị trường sản xuất: bàn ghế làm việc, tủ tài liệu tủ hồ sơ, cửa gỗ đẹp... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về đặc tính cũng như ưu, nhược điểm của loại gỗ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về chất liệu gỗ công nghiệp MDF. Mong rằng sẽ hữu ích cho bạn.
Gỗ công nghiệp MDF là gì?
Đây là loại gỗ được sản xuất từ vụn gỗ tự nhiên đã trải qua quá trình xử lý, ép và liên kết với các sợi gỗ, bột gỗ được làm bằng keo và hóa chất tổng hợp.
Gỗ tự nhiên nguyên tấm đang ngày càng trở nên khan hiếm và giá thành đắt đỏ. Chính vì thế, việc tận dụng những phần gỗ vụn bỏ đi, bằng công nghệ và sự phát triển của các thiết bị máy công nghiệp sẽ giúp có được một nguồn nguyên vật liệu mới với giá thành rẻ mà chất lượng thì cũng không hề thua kém gì so với các sản phẩm gỗ tự nhiên.
Hiện nay, có 2 quy trình chế biến gỗ công nghiệp MDF đang được áp dụng trong sản xuất ván gỗ đó là quy trình khô và quy trình ướt.
Quy trình chế biến gỗ công nghiệp MDF
Ở quy trình ướt, bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón lại thành dạng vẩy (mat formation). Sau đó, chúng được cào rải lên mâm ép. Tiến hành ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Các tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước còn dư ra.
Còn ở quy trình khô, keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn - sấy sơ bộ. Bột sợi đã trộn keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ cũng như cỡ dày của ván đính sản xuất. Sau đó, các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Rồi máy ép thực hiện ép nhiều lần. Lần 1 gọi là ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2 và lớp thứ 3. Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp trên lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho hơi nước thoát ra và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF
- Không bị cong vênh hay mối mọt do thời tiết thay đổi, đặc biệt là kiểu thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như ở miền Bắc Việt Nam.
- Bề mặt gỗ phẳng nhẵn nên dễ dàng sơn hoặc dán các lớp phủ tạo màu sắc như Laminate, Acrylic, Melamine, Veneer, màng phim,…
Ưu nhược điểm gỗ MDF
- Số lượng nhiều và thời gian gia công nhanh nên dễ dàng trong sản xuất đồng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
- Bề mặt phẳng có thể rộng hơn nhiều so với ván gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm kích thước lớn mà không phải chắp nối.
- Màu sắc đa dạng, đáp ứng được yêu cầu và sở thích của nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
- Sản phẩm gỗ công nghiệp có độ chịu nước kém.
- Gỗ công nghiệp MDF chỉ có độ cứng mà lại không có độ dẻo dai.
- Hạn chế về độ dày của các tấm gỗ, khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau.
- Không chạm trổ được các họa tiết lên bề mặt như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc, hoa văn qua lớp dán bề mặt bên ngoài.
- Là gỗ được dán ép liên minh giữa gỗ dăm và keo nên tài năng chịu nước có giới hạn, với các loại Gỗ MDF chịu được nước thì giá thành khá cao.
==> Cách chọn bàn văn phòng gỗ công nghiệp thế nào để đảm bảo tuổi thọ?
Mẫu cửa gỗ công nghiệp loại nào tốt?
Trên đây là những ưu nhược điểm của sản phẩm gỗ công nghiệp MDF. Nếu bạn muốn tìm và lựa chọn cửa gỗ cho căn nhà của mình và thắc mắc cửa gỗ công nghiệp loại nào tốt? Bạn hãy tìm hiểu các sản phẩm cửa gỗ công nghiệp và so sánh chúng. Và lựa chọn những sản phẩm phù hợp tài chính, mục đích sử dụng, cũng như yêu cầu của bạn. Gợi ý bên lề: Nếu gia đình có con em đang trong độ tuổi học phổ thông cần có gia sư, có thể tham khảo: giasuviet.com.vn