Việc mua sofa cũ để dùng tạm trong thời gian ngắn âu cũng là chuyện hợp lý nhưng nếu gia đình bạn nghĩ đến phương án tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ cũ lại là chuyện khác. Tiết kiệm được một chút chi phí nhưng đổi lại bạn có muốn sở hữu một chiếc sofa xấu xí, nhanh hỏng thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe? Có rất nhiều lý do để bạn phải cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định có nên mua một bộ sofa cũ hay không.
1. Sofa cũ nhanh hỏng
Sofa cũ giá rẻ thật nhưng đa phần là nhanh hỏng, vì nó đã qua sử dụng mà khâu “tân trang” lại cũng không tăng độ bền lên được là bao.
- Sử dụng gỗ tạp, gỗ phế phẩm:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến sofa cũ rất nhanh hỏng. Các bộ sofa cũ được rao bán trên thị trường được sử dụng loại gỗ tạp, gỗ phế phẩm, kém chất lượng làm bộ khung cho ghế để nhằm giảm giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất.
Điều này dẫn đến tình trạng gỗ chưa được qua xử lý công nghiệp nhằm chống mối mọt, ăn mòn, nên chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sử dụng, các thanh gỗ trên khung của ghế sẽ bắt đầu các hiện tượng như xụn khung, các đầu nối bị bung ra, khung bên trong dễ bị mối mọt phá hoại do chưa được xử lý hóa chất chống ăn mòn. Thông thường, những sản phẩm như thế bộ khung sẽ bị hư hại sau hơn nửa năm sử dụng. Ngoài ra 3 điều bạn nên cân nhắc trước khi mua sofa sẽ là những chú ý quan trọng giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.
- Khung ghế thường không đạt quy chuẩn:
Khung ghế làm bằng chất liệu không đảm bảo thường thiếu vững chắc, chịu lực kém, dễ biến dạng. Nhất là đối với dòng sofa cũ thì sự liên kết giữa các kết cấu của sofa không còn ổn định, nhanh ọp ẹp, lung lay.
Sự liên kết giữa khung – vải cũng không chắc chắn. Những người bọc lại sofa cũ để bán thường sử dụng những phụ kiện giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy các sản phẩm được bán ra sẽ không có sự liên kết bền giữa khung ghế – vải bọc bên ngoài và đường chỉ may giữa các mối nối.
2. Vải bọc cho sofa cũ không đảm bảo chất lượng
Lý do thứ hai không nên chọn mua sofa cũ là bởi những bộ sofa đã qua sử dụng, khi được mang về bọc lại sẽ được sử dụng loại vỏ bọc có giá thành thấp, dẫn đến tình trạng chỉ một thời gian ngắn khi sử dụng thì màu vải bắt đầu bị sờn màu, các sợi chỉ bị giảm mất liên kết với nhau. Đó là chưa kể phần đệm mút bên trong cũng có khả năng đã bị hư hại mà bạn không thể phân biệt được.
Chắc chắn bạn sẽ không muốn bộ sofa phòng khách của mình có những mảng sờn hoặc rách chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, phải không nào? Vì vậy nên tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại chất liệu bọc sofa trước khi có ý định mua.
3. Sofa cũ độ đàn hồi kém, nhanh “xuống mã”
Bạn hãy thử ngồi lên một chiếc sofa cũ trong một khoảng thời gian, sau đó rời khỏi chiếc ghế. Bạn sẽ thấy ghế bị trũng xuống và khi ghế trở lại như vị trí ban đầu thì khoảng vải này sẽ bị chùng lên, chứ không có độ đàn hồi như sofa mới. Điều này sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng khi bạn thường xuyên ngồi.
Thêm nữa, sofa cũ rất nhanh bị “xuống mã” vì sử dụng những chất liệu chất lượng kém, nên nó không những không góp phần làm đẹp cho không gian của bạn mà còn khiến phòng khách hay phòng làm việc trở nên xấu xí.
4. Mua sofa cũ không được bảo hành
Thông thường chế độ bảo hành của sản phẩm sofa cũ trên thị trường hiện nay là không quá 3 tháng và sau đó, chiếc ghế bắt đầu đi vào giai đoạn hư hỏng, người bán sẽ không chịu trách nhiệm gì cho sản phẩm mà khách hàng phải bỏ khá nhiều tiền để mua.
Xem thêm: Dùng sofa đệm mút kém chất lượng, sức khỏe của bạn sẽ thế nào?
Ngoài ra, chính bản thân người mua những loại ghế sofa cũ cũng không chắc chắn rằng chất lượng của chiếc ghế có đảm bảo hay không. Rõ ràng, khi bạn quyết định mua ghế sofa cũ, cũng đồng nghĩa với rất nhiều rủi ro. Hiện nay trên thị trường nội thất có rất nhiều dòng sản phẩm sofa giá khá mềm, như sofa vải nỉ hay giả da, bạn có thể cân nhắc để chọn mua. Hoặc tranh thủ những đợt khuyến mại,giảm giá để mua sắm cho gia đình mình một bộ sofa chất lượng. Hy vọng khách hàng luôn là người tiêu dùng thông minh và lựa chọn cho mình được những sản phẩm chất lượng, giá phải chăng, chế độ bảo hảnh tốt, tránh để tiền mất, tật mang.